Giảm đau khi "đèn đỏ": Hãy nhờ tới đàn ông

Giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt PMS: Hãy nhờ bạn đời?

5 chất dinh dưỡng đối phó với hội chứng tiền kinh nguyệt

Vì sao phụ nữ "mưa nắng thất thường" trước mỗi kỳ đèn đỏ?

"Đèn đỏ" kéo dài quá 5 - 7 ngày: Nguyên nhân vì đâu?

Đau bụng kinh dữ dội có nên uống TPCN Phụ Lạc Cao EX?

Khoảng 40% phụ nữ bị căng thẳng trong giai đoạn kinh nguyệt tùy mức độ từ trung bình đến nặng trong vòng 3 - 4 ngày trước kỳ “đèn đỏ”. Các triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu, tức giận và trầm cảm, đôi khi đi cùng với chứng mệt mỏi, đau lưng và nhức đầu.

Những triệu chứng này là kết quả của sự thay đổi hormone và stress trong cuộc sống. Và rõ ràng, các mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” có thể làm gia tăng các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Trong một nghiên cứu gần đây đã được công bố trên Tạp chí PLoS ONE, bạn trai hay người chồng có một vai trò khá quan trọng trong việc giảm các triệu chứng PMS ở phụ nữ.

Thuốc chống trầm cảm SSRI (selective serotonin re-uptake inhibitors) có thể được sử dụng để giúp phụ nữ đối phó với căng thẳng tiền kinh nguyệt và các liệu pháp tâm lý có hiệu quả lâu dài hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong khi điều trị căng thẳng tiền kinh nguyệt, không cho bạn trai hay người chồng tham gia cùng là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều người đàn ông cho hay, họ không hiểu về PMS. Chính vì vậy, dù họ rất muốn giúp đỡ người phụ nữ của mình nhưng lại không biết phải làm như thế nào.

Thậm chí, nhiều nam giới còn xa lánh vợ hay người yêu khi họ tới kỳ “đèn đỏ”, khiến cho chị em có cảm giác bị từ chối và càng căng thẳng hơn.

Đó là lý do vì sao trong điều trị tâm lý cho bệnh nhân PMS cần phải có cả đôi: Người bệnh và người hỗ trợ.

Để chứng minh quan điểm này, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu kéo dài trong 3 năm, liên quan đến 83 phụ nữ bị PMS mức độ từ trung bình đến nặng. Họ được phân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: Nhóm được trị liệu riêng rẽ; Nhóm điều trị theo cặp (2 người); Nhóm nằm trong danh sách chờ điều trị. Hầu hết (95%) đều có quan hệ tình dục khác giới.

Phụ nữ trong 2 nhóm được điều trị cho thấy có triệu chứng PMS ít hơn, bao gồm: Ít đau, ít căng thẳng và ít các cảm xúc tiêu cực hơn. Điều này khẳng định rằng điều trị PMS là cần thiết.

Tuy nhiên, phụ nữ trong nhóm điều trị theo cặp có chiến lược đối phó hành vi tốt hơn đáng kể so với những người trong nhóm điều trị riêng rẽ. Trong nhóm điều trị theo cặp, 58% phụ nữ cho biết họ thoải mái hơn trong kỳ “đèn đỏ”, so với các nhóm khác chỉ là 26% (nhóm điều trị riêng rẽ) và 9% (nhóm danh sách chờ điều trị).

57% phụ nữ trong nhóm điều trị theo cặp báo cáo rằng họ có một mối quan hệ tốt hơn với chồng/người yêu của mình. 84% phụ nữ trong nhóm này cho biết họ có nhận thức và sự hiểu biết nhiều hơn PMS, so với các nhóm khác chỉ là 39% (nhóm điều trị riêng rẽ) và 19% (nhóm danh sách chờ điều trị).

Các chuyên gia nhấn mạnh, các đấng mày râu nên tìm hiểu về PMS và quan tâm hơn tới người bạn gái, người vợ của mình để giúp họ vượt qua kỳ “đèn đỏ” dễ dàng.

Biết Tuốt H+ (Theo WSU)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết